HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN APTOMAT CHỐNG GIẬT VÀ LƯU Ý SỬ DỤNG

Ngày nay Aptomat là loại thiết bị điện không thể thiếu trong các hệ thống điện dân dụng, công nghiệp hay các công trình công cộng. Hệ thống điện ngày càng đa dạng các loại thiết bị điện điện lạnh với công suất và điện năng tiêu thụ khác nhau, đòi hỏi cần phải có một thiết bị chung để kiểm soát, bảo vệ dòng điện. Aptomat chống giật bảo vệ dòng điện và các thiết bị điện khi có quá dòng quá tải, tự động ngắt mạch khi rò rỉ điện. Vậy người dùng cần lưu ý những gì khi sử dụng Aptomat chống giật? Và cách sử dụng loại thiết bị này ra sao? Cùng Makel tìm hiểu nhé!



 Aptomat chống giật là gì

Aptomat chống giật hay nói dễ hiểu hơn là cầu dao chống rò rỉ. Aptomat được thiết kế với một role điện từ có độ nhạy với dòng điện cao, phát hiện và rà soát các trường hợp dòng điện quá tải, rò rỉ điện từ đó đưa ra quyết định đóng ngắt điện hợp lý. Đặc biệt, điểm tiếp xúc của thiết bị này không phụ thuộc vào các trường hợp gạt tay của người sử dụng vì thế độ chính xác cao hơn và sử dụng bền hơn. Aptomat chống giật cực kì hiệu quả trong việc phòg chống các trường hợp chập điện và hạn chế cháy nổ.


Aptomat chống giật

Thông số kỹ thuật của Aptomat chống giật

Aptomat chống giật chia ra 2 loại cơ bản là loại chỉ có chức năng chống giật (RCCB) và loại có cả chức năng bảo vệ quá tải (RCBO, ELCB). Tùy theo từng loại có thể có đầy đủ hoặc một số thông số kỹ thuật như sau:

- In: Dòng điện định mức. Ví dụ: Aptomat chống giật dạng khối của Mitsubishi NV125-SV 3P 100A 25kA 30mA có In = 100A. Khi dòng điện lớn hơn 100A aptomat sẽ tác động.

- Dòng rò: Aptomat chống giật thường được chế tạo dòng rò cố định ở mức 15mA, 30mA hoặc dòng rò điều chỉnh được các mức 100mA / 200mA / 300mA / 500mA (có lẫy gạt để chọn mức dòng rò tương ứng). Khi dòng điện rò vượt quá dòng rò như trên thì aptomat chống giật sẽ tác động.

- Ue: Điện áp làm việc định mức.

- Icu: Dòng cắt ngắn mạch là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.

- Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian.

- Ics: khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị. Khả năng này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất do công nghệ chế tạo khác nhau. Ví dụ cùng một hãng sản xuất nhưng có 2 loại ELCB là Ics = 50% Icu và Ics = 100% Icu. Aptomat chống giật EBN103c 3P 100A 18kA 100/200/500mA có Ics = 100%Icu.

- AT: Ampe Trip (dòng điện tác động).

- AF: Ampe Frame (dòng điện khung). Ví dụ NV250-SV 3P 200A 36kA 30mA và NV250-SV 3P 250A 36kA 30mA đều có AF = 250A nhưng một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 200A, một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 250A. Thông số AT/AF cho biết độ bền của tiếp điểm đóng cắt. Ví dụ Aptomat chống giật ELCB 250AT/400AF sẽ có độ bền cao hơn Aptomat 250AT/250AF, kích thước aptomat chống giật 400AF cũng lớn hơn, giá thành cao hơn.

- Mechanical/electrical endurance: Số lần đóng cắt cơ khí cho phép/ số lần đóng cắt điện cho phép.

Hướng dẫn lựa chọn Aptomat chống giật phù hợp

Khi lựa chọn Aptomat chống giật cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh chọn nhầm không thể sử dụng được:

- Chọn loại aptomat: Aptomat chống giật có chức năng bảo vệ quá tải (RCBO, ELCB) có thể dùng thay thế aptomat thường nhưng vì cấu tạo phức tạp hơn nên loại này thường có dòng cắt ngắn mạch thấp. Sử dụng RCBO, ELCB sau aptomat thường sẽ bảo vệ hệ thống điện tốt hơn. Đối với Aptomat chỉ có chức năng chống giật (RCCB) bắt buộc phải lắp sau aptomat thường.

- Chọn số pha / số cực: Sai lầm thường thấy nhất là chọn Aptomat chống giật 3 pha (3 cực) lắp cho hệ thống 3 pha tải hỗn hợp (tải 1 pha, 3 pha, sử dụng trung tính) dẫn tới át chống giật bị nhảy. Đối với tải 3 pha hỗn hợp phải sử dụng Át chống giật 4 pha (hay còn gọi là 3 pha 4 cực, 3P + N). Đối với điện 1 pha (1 dây pha + 1 dây trung tính) phải sử dụng aptomat 2 pha (1 pha 2 cực, 1P + N). Át chống giật 3 pha 3 cực chỉ dùng được cho tải 3 pha 3 dây không có trung tính như động cơ 3 pha.

- Chọn dòng định mức: Đối với RCBO, ELCB chọn dòng định mức căn cứ vào công suất sử dụng tương tự như chọn Át thường. Đối với át chống giật không bảo vệ quá tải RCCB thì chọn dòng định mức bằng hoặc lớn hơn dòng định mức át thường lắp cùng RCCB.

- Chọn dòng rò: Át chống giật thường có 3 loại theo dòng rò 15mA, 30mA, 100/200/500mA. Thông thường các hệ thống nhỏ, các khu vực dân dụng dùng át chống rò 30mA. Các khu vực sản xuất công suất lớn thường dùng át chống rò 100/200/500mA. 


Hướng dẫn lựa chọn Aptomat

Các thương hiệu Aptomat chống giật phổ biến

Panasonic là cái tên quen thuộc trên thị trường các đồ điện tử điện lạnh, vì thế người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và độ an toàn của Aptomat về sản phẩm của Panasonic. Aptomat của Panasonic được các chuyên gia đánh giá chịu được hết các sự cố về điện dân dụng với độ nhạy và chính xác cao. Khả năng ngắt điện nhanh hơn 40% và tuổi thọ có thể kéo dài 50 năm.


Aptomat chống giật Panasonic 

Aptomat chống giật Schneider: 

Schneider là thương hiệu uy đến đến từ Pháp, Aptomat chống giật Schneider được sản xuất trên dây chuyền hiện đại Châu Âu đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe, đạt được nhiều chứng chỉ quốc tế về chất lượng. Sản phẩm được làm từ nhựa cao cấp có khả năng ngắn mạch nhanh, giảm thiểu tổn hại đến các thiết bị điện và dòng điện qua các tiếp điểm ổn định. Độ bền ngang ngửa với Aptomat của Panasonic.

Aptomat chống giật Sino:

 Độ bền của CP chống giật Sino không được đánh giá cao như 2 hãng trên, tuổi thọ lên tới hơn 20.000 lần bật tắt. Aptomat chống giật Sino có khả năng đóng cắt nhanh, chính xác, độ nhạy cao, ngăn ngừa các nguy cơ điện giật và hỏa hoạn do sự cố trong mạch điện.

Aptomat chống giật LS : 

Ngoài các tác dụng như bảo vệ mạch điện tránh quá tải, ngắn mạch và chống rò điện gây giật cho người sử dụng, Aptomat chống giật của LS được đánh giá có độ bền, độ chính xác cao và dễ dàng thuận tiện trong việc lắp đặt.

 Lưu ý khi sử dụng

  • Không lắp đặt aptomat ở nơi có không khí ẩm ướt như nhà tắm, máy bơm nước; máy giặt; máy bơm chìm nên lắp đặt loại cầu dao có độ nhạy cao hoặc lắp ở khu vực ngoài nhà tắm. 

  • Phải kiểm tra trước khi dùng. Kiểm tra ít nhất 1 lần /tháng để xem thiết bị còn hoạt động bình thường hay không.

  •  Khi mắc aptomat chống giật, phía trên aptomat là điện vào, phía dưới là điện áp ra tải, nếu đấu ngược sẽ chết aptomat ngay khi có dòng.

  • Phải thường xuyên sục rửa và vệ sinh bình theo chỉ dẫn của nhà sản xuất để bảo vệ tuổi thọ thiết bị. 

  • Lựa chọn các sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng, nhiều người sử dụng, mua hàng ngay tại các cửa hàng phân phối chính hãng, có bảo hành chính hàng đầy đủ. 

 

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có kinh nghiệm lựa chọn Aptomat chống giật phù hợp cho không gian của mình nhé! Hãy theo dõi Makel và đón xem những bài viết bổ ích tiếp theo.

trong Tin tức
HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN APTOMAT CHỐNG GIẬT VÀ LƯU Ý SỬ DỤNG
Thao 3 tháng 12, 2021
Share this post
Tag
Lưu trữ


ỨNG DỤNG ĐÈN LED TRONG CUỘC SỐNG
Ngày này, đèn LED có ở khắp mọi nơi. Thế nhưng bạn thật sự hiểu rõ về các công dụng của đèn LED trong cuộc sống chưa? Bài viết này của Makel sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đèn LED.